Logo
Print this page

Thi công sơn bả trần thạch cao

Rate this item
(0 votes)

Vietnamarch cung cấp dịch vụ thi công sơn bả tran thach cao chuẩn mang đến những công trình bền đẹp cho khách hàng. Liên hệ chúng tôi để tư vấn, thi công, báo giá thi công trần thạch cao chuẩn nhất.

Để có một công trình tran thach cao dep khâu thi công sơn bả là khá quan trọng và quyết định đến thẩm mỹ của trần nhà, ngoài việc có một đội thợ tay nghề chắc chắn thì việc thi công sơn bả theo một quy trình chuẩn là rất quan trọng, dưới đây là tổng hợp 6 bước quan trọng trong quá trình thi công sơn bả matit được Vietnamarch chắt lọc, đúc kết trong kinh nghiệm nhiều năm thi công sơn bả trần thạch cao chia sẻ để các bạn tham khảo và góp ý nếu thấy có chỗ nào chưa được.

 Bước 1: kê lót trước khi thi công:

Sơn bả matit là công việc sinh bụi nhiều, công tác liên quan đến giáo mác, vật liệu, vật dụng có thể rơi từ độ cao ảnh hưởng tới bề mặt nên nhà và đồ đạc xung quanh, Phải di chuyển đồ đạc trong nhà để lấy bề mặt thao tác. Chính vì vậy, việc kế kích, bọc lót đồ đạc, mặt sàn là cần thiết, tạo điều kiện thi công thuận lợi và bảo vệ, giữ vệ sinh tốt cho sàn nhà và các vật dụng trong nhà.

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt sơn bả.

 - Yêu cầu: Bề mặt khô ráo, sạch sẽ, nhẵn.

 Bề mặt ẩm ướt, bẩn, lồi lõm ảnh hưởng lớn tới chất lượng lớp bả, độ bám dính bả kém, thời gian khô lâu, thao tác miết bàn bả không mượt…v..v.. trong trường hợp quá khô cũng dễ làm cháy bột bả dẫn đến hoàn thiện lớp bả không phẳng lại lâu. Vì vậy trước khi bả cần phải:

 - Kiểm tra độ khô của bề mặt : 25 – 30% là đủ.

 - Dùng đá mài đánh bay các gợn trên bề mặt bả.

 - Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng máy hút bụi hoặc chổi quét.

Bước 3: Bả matit

- Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm, Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

 - Chuẩn bị các dụng cụ đầy đủ, sạch sẽ trước khi trộn bao gồm: Xô, nước sạch (không nhiễm phèn hay hóa chất khác), Khoan trộn…

 - Đổ bột bả từ từ vào xô nước sạch theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất.

 - Dùng máy hoặc tay trộn đều.

 - Để từ 7-10 phút cho hóa chất phát huy hết tác dụng.

 Chú ý:

 - Không sử dụng nước nhiễm hóa chất, nhiễm phèn.

 - Pha vừa đủ dùng trước thời điểm bột bị đông kết. không để đến gần thời điểm đông kết quá làm ảnh hưởng tới chất lượng bột bả.

 - Không để tạp chất, cát sỏi lẫn vào bột bả làm ảnh hưởng tới chất lượng bả.

 Tiến hành bả matit.

 - Chuẩn bị dụng cụ bả : Dao bả, bàn bả..v..v..

 - Bả 1 lớp lên bề mặt cần bả, dùng bàn bả dàn đều bột bả và làm nhẵn phẳng tương đối bề mặt.

 - Chờ cho lớp bả khô : Thời gian chờ phụ thuộc độ ẩm không khí, trung bình khoảng 1-3 tiếng.

 - Bả tiếp lớp thứ 2 như lớp 1 và chờ khô sau khoảng 12 tiếng

 Chú ý: tổng độ dầy 2 lớp không nên quá 3mm.

 Tiến hành giáp bề mặt bả:

 - Chuẩn bị giấy giáp mịn cỡ 150 – 180, đèn soi.

 - Đánh giáp bề mặt bả, sử dụng đèn rọi áp sát bề mặt để quan sát các điểm lồi lõm trên bề mặt nhằm bả bù hoặc đánh giáp phẳng.

 - Dùng chổi hoặc máy hút hút hết bụi bả bám trên lớp bả.

 Chú ý:

 - Công đoạn này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bám dính của sơn lên bề mặt bả.

 - Dọn vệ sinh sạch sẽ trước khi bắt đầu sơn, tránh bui bẩn bám lên bề mặt sơn mới.

 Bước 4 Sơn lót:

Có thể sử dụng sơn lót thông thường hoặc sơn lót kiếm.

Đối với các bề mặt tường, vữa trát..v.v.. khuyến khích nên sử dụng sơn lót kiềm để đảm báo tránh nấm mốc, hoen ố về sau. Còn với bề mặt trần thạch cao việc sử dụng sơn lót kiềm là không cần thiết. Các bước sơn lót tiến hành như sau:

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết : Lu sơn, chổi sơn, giáo mác, khẩu trang, kính, khăn lau…v.v..

- Chọn loại sơn theo chỉ định.

- Kiểm tra hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng của thùng sơn.

- Pha thêm nước sạch vào thùng sơn lót, tỷ lệ theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

- Dùng chổi, con lăn, hoặc phun sơn lót lên bề mặt bả matit.

Bước 5 Sơn phủ màu hoàn thiện:

 Sơn phủ mầu hoàn thiện là công đoạn cuối cùng của phần sơn bả, Chất lượng sơn phủ ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ của không gian. Bề mặt sơn phủ phải đảm bảo độ đồng đều, nhẵn mịn như khuyến cáo của nhà sản xuất

 yêu cầu: Sơn đều mầu, độ dầy đảm bảo ở tất cả các vị trí.

 - Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết : Lu sơn, chổi sơn, giáo mác, khẩu trang, kính, khăn lau…v.v..

 - Chọn mầu sắc theo thiết kế.

 - Kiểm tra hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng của thùng sơn.

 - Pha thêm nước sạch vào thùng sơn lót, tỷ lệ theo khuyến nghị của nhà sản xuất, và tỷ lệ pha giữa các đợt pha phải giống nhau để đảm bảo độ đồng đều về mầu sắc.

 - Dùng chổi, con lăn, hoặc phun sơn lót lên bề mặt bả matit. Tùy từng chủng loại sơn mà có biện pháp thi công phù hợp.

 Bước 6 Dọn dẹp vệ sinh:

Dọn đẹp vệ sinh sạch sẽ sau khi hoàn thành là việc làm cần thiết, nó thể hiện sự tôn trọng của Bạn đối với chính sản phẩm của mình và sự tôn trọng với chủ nhà. Ngoài ra còn thể hiện văn hóa của nhà thầu thi công. Bạn nên dọn dẹp sạch sẽ trước khi bàn giao, điều này sẽ làm sản phẩm của Bạn nổi bật hơn rất nhiều.

 Nguồn: http://tranthachcaohanoi.vn/thi-cong-son-ba/item/906-quy-trinh-son-ba-matit.html